Tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ sau sáp nhập dự kiến dôi dư 228 công chức, viên chức
Phú Thọ sau hợp nhất với Vĩnh Phúc, Hòa Bình có tổng cộng trên 28.400 biên chế, dự kiến dôi dư 228 người. Cán bộ ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ phương tiện đi lại, kinh phí thuê nhà ở.
Theo dự thảo Đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đang lấy ý kiến nhân dân, tỉnh Phú Thọ (trước sáp nhập) có tổng biên chế 10.248 người, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 9.035 người và tỉnh Hòa Bình khoảng 9.120 người (tổng cộng 3 tỉnh trên 28.400 biên chế).
Dự thảo nhấn mạnh, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi thành lập tỉnh Phú Thọ mới phải đảm bảo nguyên tắc tổng số cán bộ (số có mặt thực tế) không vượt quá tổng số của ba tỉnh trước khi sáp nhập.
Tỉnh Phú Thọ sau hợp nhất dự kiến dôi dư 228 người, trong đó công chức có 68 người, viên chức 160 người. Trong đó, địa phương này dự kiến giải quyết nghỉ hưu đúng độ tuổi, đúng chế độ cho 44 người; tinh giản biên chế hoặc thôi việc theo nguyện vọng, chế độ chính sách hiện hành với 184 người.
Việc tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, phù hợp yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức. Không để xảy ra tình trạng trùng lặp chức danh, bất cập về phân công nhiệm vụ hay thiệt thòi quyền lợi của cán bộ. Trong lộ trình 5 năm, theo dự thảo, phải cơ bản hoàn tất bố trí theo đúng quy định.
Dự thảo đề án nêu rõ, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau sáp nhập 3 tỉnh phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất, đồng bộ và đúng theo Nghị định số 178/2024, Nghị định số 67/2025 của Chính phủ và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Phú Thọ sẽ không bố trí lại các trường hợp không đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, năng lực chuyên môn, hoặc không còn phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp.
Tỉnh sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ kinh phí thuê nhà ở có thời hạn cho cán bộ, công chức, người lao động của hai tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ được thực hiện theo quy định (có đề án riêng trình HĐND tỉnh Phú Thọ mới thông qua).
Tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc hiện nay có trách nhiệm kiểm kê, phân loại đầy đủ các loại tài sản công, bao gồm trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, nhà đất, phương tiện đi lại (ô tô phục vụ công vụ, chuyên dùng, xe chuyên chở); tài sản chuyên dùng, máy móc thiết bị có giá trị lớn; tài sản phục vụ dịch vụ sự nghiệp công.
3 tỉnh cũng phải xử lý các trường hợp sai lệch, thất thoát, thiếu hụt, sử dụng tài sản sai mục đích theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Riêng đối với trụ sở làm việc, nhà đất, dự thảo đề án yêu cầu phải rà soát kỹ về tình trạng pháp lý (sổ đỏ, quyết định giao đất, thuê đất...), hiện trạng sử dụng, phương án khai thác sau sáp nhập.
"Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Phú Thọ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc tác động toàn diện đến hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và hoạt động quản lý nhà nước. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo nhu cầu cập nhật giấy tờ, thủ tục hành chính, gây bất tiện nếu không có lộ trình rõ ràng và chính sách hỗ trợ phù hợp", dự thảo đưa ra cảnh báo.
Hơn nữa, theo dự thảo, một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân tại Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc còn tâm lý e ngại thay đổi, ảnh hưởng đến sự đồng thuận và hiệu quả triển khai sau sáp nhập. Địa hình trung du, miền núi, dân cư phân tán khiến quản lý, cung ứng dịch vụ sau sáp nhập gặp khó khăn.
Đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến văn hóa- xã hội, nên dự thảo đề án cho rằng cần có giai đoạn chuyển tiếp phù hợp, ổn định bộ máy và định hướng dư luận. Công tác dân vận phải được tăng cường để tạo đồng thuận bền vững.
Địa phương này kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn thực hiện tinh giản biên chế sau sáp nhập (hiện tại quy định cứng 5 năm phải tinh giản biên chế sau sáp nhập) với số lượng lớn cán bộ. Tỉnh cần thời gian chuyển tiếp dài hơn để đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ một cách phù hợp.
Theo dự thảo Đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đang lấy ý kiến nhân dân, tỉnh Phú Thọ (trước sáp nhập) có tổng biên chế 10.248 người, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 9.035 người và tỉnh Hòa Bình khoảng 9.120 người (tổng cộng 3 tỉnh trên 28.400 biên chế).
Dự thảo nhấn mạnh, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi thành lập tỉnh Phú Thọ mới phải đảm bảo nguyên tắc tổng số cán bộ (số có mặt thực tế) không vượt quá tổng số của ba tỉnh trước khi sáp nhập.
Thành phố Việt Trì được lựa chọn làm trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Phú Thọ sau hợp nhất 3 tỉnh (Ảnh: Tùng Vy). |
Tỉnh Phú Thọ sau hợp nhất dự kiến dôi dư 228 người, trong đó công chức có 68 người, viên chức 160 người. Trong đó, địa phương này dự kiến giải quyết nghỉ hưu đúng độ tuổi, đúng chế độ cho 44 người; tinh giản biên chế hoặc thôi việc theo nguyện vọng, chế độ chính sách hiện hành với 184 người.
Việc tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, phù hợp yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức. Không để xảy ra tình trạng trùng lặp chức danh, bất cập về phân công nhiệm vụ hay thiệt thòi quyền lợi của cán bộ. Trong lộ trình 5 năm, theo dự thảo, phải cơ bản hoàn tất bố trí theo đúng quy định.
Dự thảo đề án nêu rõ, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau sáp nhập 3 tỉnh phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất, đồng bộ và đúng theo Nghị định số 178/2024, Nghị định số 67/2025 của Chính phủ và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Phú Thọ sẽ không bố trí lại các trường hợp không đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, năng lực chuyên môn, hoặc không còn phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp.
Tỉnh sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ kinh phí thuê nhà ở có thời hạn cho cán bộ, công chức, người lao động của hai tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ được thực hiện theo quy định (có đề án riêng trình HĐND tỉnh Phú Thọ mới thông qua).
Tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc hiện nay có trách nhiệm kiểm kê, phân loại đầy đủ các loại tài sản công, bao gồm trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, nhà đất, phương tiện đi lại (ô tô phục vụ công vụ, chuyên dùng, xe chuyên chở); tài sản chuyên dùng, máy móc thiết bị có giá trị lớn; tài sản phục vụ dịch vụ sự nghiệp công.
3 tỉnh cũng phải xử lý các trường hợp sai lệch, thất thoát, thiếu hụt, sử dụng tài sản sai mục đích theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Riêng đối với trụ sở làm việc, nhà đất, dự thảo đề án yêu cầu phải rà soát kỹ về tình trạng pháp lý (sổ đỏ, quyết định giao đất, thuê đất...), hiện trạng sử dụng, phương án khai thác sau sáp nhập.
Vị trí địa lý của 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình (Ảnh: Bản đồ VN). |
"Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Phú Thọ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc tác động toàn diện đến hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và hoạt động quản lý nhà nước. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo nhu cầu cập nhật giấy tờ, thủ tục hành chính, gây bất tiện nếu không có lộ trình rõ ràng và chính sách hỗ trợ phù hợp", dự thảo đưa ra cảnh báo.
Hơn nữa, theo dự thảo, một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân tại Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc còn tâm lý e ngại thay đổi, ảnh hưởng đến sự đồng thuận và hiệu quả triển khai sau sáp nhập. Địa hình trung du, miền núi, dân cư phân tán khiến quản lý, cung ứng dịch vụ sau sáp nhập gặp khó khăn.
Đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến văn hóa- xã hội, nên dự thảo đề án cho rằng cần có giai đoạn chuyển tiếp phù hợp, ổn định bộ máy và định hướng dư luận. Công tác dân vận phải được tăng cường để tạo đồng thuận bền vững.
Địa phương này kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn thực hiện tinh giản biên chế sau sáp nhập (hiện tại quy định cứng 5 năm phải tinh giản biên chế sau sáp nhập) với số lượng lớn cán bộ. Tỉnh cần thời gian chuyển tiếp dài hơn để đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ một cách phù hợp.
Trụ sở làm việc tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay
Sau hợp nhất, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 9.361,381km2 (đạt 117,02% so với tiêu chuẩn), dân số trên 3,98 triệu người (đạt 442,48% so với tiêu chuẩn).
Trụ sở làm việc khối cơ quan Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ mới, theo dự thảo đề án, được bố trí trụ sở hiện tại của tỉnh Phú Thọ, thuộc phường Tân Dân, thành phố Việt Trì.
Trụ sở làm việc khối cơ quan Ủy ban MTTQ, các đoàn thể bố trí tại trụ sở hiện tại của MTTQ và các cơ quan đoàn thể của tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở làm việc của các sở và cơ quan chuyên môn thuộc 3 tỉnh sẽ bố trí tại trụ sở làm việc các sở, cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh Phú Thọ.
Thế Kha
Đăng nhận xét
0 Nhận xét